Khám hiếm muộn càng sớm thì việc xác định nguyên nhân bệnh và hướng điều trị phù hợp sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Đồng thời, hiệu quả điều trị cũng sẽ tăng cao khi biết được cụ thể tình trạng bệnh. Vậy đi khám cần trải qua những quy trình nào và chi phí ra sao?

Đi khám vô sinh hiếm muộn có vai trò như thế nào?

Đi khám hiếm muộn được hiểu đơn giản là việc kiểm tra và chẩn đoán tình trạng sức khỏe sinh sản của người bệnh, sau đó tìm ra những nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng này. Dựa theo kết quả thăm khám lâm sàng, xét nghiệm mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và phác đồ điều trị phù hợp.

Khám hiếm muộn để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị bệnh vô sinh
Khám hiếm muộn để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị bệnh vô sinh

Đối tượng được khuyến cáo đi kiểm tra hiếm muộn là những cặp vợ chồng đã kết hôn hơn 1 năm, có quan hệ tình dục đều đặn và không sử dụng các biện pháp tránh thai nhưng vẫn chưa có con. Nếu muốn sớm có con, vợ chồng nên đi khám để đánh giá khả năng sinh sản và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Theo tình hình thống kê, hiện tại nước ta có khoảng 7.7% các cặp vợ chồng có vấn đề về tình trạng hiếm muộn. Trong đó xuất phát từ người vợ là 40% và người chồng là 40%, 20% còn lại là do cả 2 người hoặc chưa tìm ra nguyên nhân.

Nếu nghi ngờ hiếm muộn và muốn có con, lời khuyên cho bạn là nên đi xét nghiệm hiếm muộn càng sớm càng tốt. Bởi lẽ, khả năng sinh sản của phụ nữ sẽ càng giảm sút khi càng lớn tuổi và việc áp dụng các biện pháp can thiệp cũng không mang lại hiệu quả cao.

>>> Bệnh Hiếm Muộn Là Gì? Nguyên Nhân & Dấu Hiệu Hiếm Muộn Vô Sinh

Quy trình khám hiếm muộn bao gồm những giai đoạn nào?

Một trong những điều cần biết trước khi đi khám hiếm muộn là quy trình thăm khám diễn ra như thế nào. Tùy theo tình trạng cụ thể của từng cặp vợ chồng mà ngoài khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định làm các xét nghiệm hoặc siêu âm cần thiết liên quan, cụ thể:

Khám tổng quát

Trong giai đoạn tổng quát đầu tiên, bác sĩ sẽ tập trung khai thác các thông tin liên quan đến tiền sử bệnh trước đây của 2 vợ chồng, bao gồm:

Khám tổng quát để tìm hiểu về các thông tin liên quan đến tiền sử bệnh
Khám tổng quát để tìm hiểu về các thông tin liên quan đến tiền sử bệnh
  • Tiền sử thăm khám nam khoa và sản khoa trong thời gian trước;
  • Căn bệnh hiện tại hoặc tiền sử phẫu thuật trước đây, có từng mắc các bệnh lây qua đường tình dục hay không;
  • Thói quen sinh hoạt hàng ngày (có sử dụng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích,… không), môi trường làm việc (có làm việc trực tiếp với các chất hóa học, độc hại, bức xạ,… không).

Ngoài ra, bác sĩ còn có thể hỏi thêm một số thông tin liên quan về đời sống sinh hoạt tình dục của cả 2 vợ chồng. Cụ thể: Tần suất quan hệ; các biện pháp tránh thai áp dụng trước đây; có gặp khó khăn trong quá trình quan hệ như chảy máu, đau rát không,…

Mách Bạn 5 Bài Thuốc Bổ Thận Đông Y Tốt Nhất Hiện Nay

Khám hiếm muộn nam

Theo chia sẻ kinh nghiệm khám hiếm muộn của nhiều người, sau khi khám tổng quát và cung cấp thông tin chung cho bác sĩ, nam giới sẽ được chỉ định siêu âm và làm một số xét nghiệm như:

Xem thêm: Hiếm Muộn Nam Giới: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả

Xét nghiệm tinh dịch đồ khi khám vô sinh ở nam
Xét nghiệm tinh dịch đồ khi khám vô sinh ở nam
  • Xét nghiệm tinh dịch đồ: Kết quả sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về số lượng tinh trùng, hình thái, sự di chuyển hay các thành phần trong đó,… Nếu kết quả bình thường, người nam chỉ cần xét nghiệm trong 1 lần nhưng nếu có bất thường thì cần làm tối thiểu là 2 lần. Nếu không tìm thấy tinh trùng sau
  • 2 lần làm tinh dịch đồ thì được chẩn đoán là không có tinh trùng.
  • Xét nghiệm nội tiết tố: Kiểm tra về các loại hormone hướng về sinh dục như LH, FSH hoặc hormone sinh dục nam giới như testosterone. Đây đều là những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến việc sản xuất tinh trùng và phát triển giới tính. Nếu bất thường ở các chỉ số này, nam giới có nguy cơ vô sinh.
  • Siêu âm vùng bìu: Bác sĩ khám hiếm muộn sẽ khảo sát được tình trạng của mào tinh, tinh hoàn và vùng bìu.
  • Xét nghiệm di truyền: Một số nguyên nhân gây vô sinh là do bất thường về di truyền của người nam như hội chứng Klinefelter, mất đoạn NST Y,…
  • Các xét nghiệm hiếm muộn như: nước tiểu sau khi xuất tinh, độ phân mảnh DNA của tinh trùng,…

CAO ĐIỀU TRỊ VÔ SINH HIẾM MUỘN NAM

Khám hiếm muộn nữ

Theo kinh nghiệm đi khám hiếm muộn, nữ giới sẽ được bác sĩ hỏi về lịch sử bệnh, thai sản, tiền sử hôn nhân,… Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt có đều không, có gặp vấn đề bất thường hay không,… cũng được quan tâm. Tiếp theo, một số xét nghiệm liên quan đến khám lâm sàng sẽ được tiến hành như: ngoại khoa, khám nội, khám tuyến vú, phụ khoa,…

Tầm soát ung thư để tìm ra nguyên nhân gây vô sinh nữ
Tầm soát ung thư để tìm ra nguyên nhân gây vô sinh nữ
  • Xét nghiệm máu;
  • AMH – Xét nghiệm đánh giá dự trữ buồng trứng, đánh giá chức năng của tuyến giáp;
  • Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, lậu, HIV,…
  • Tầm soát ung thư;
  • Siêu âm phụ khoa;
  • Xét nghiệm nội tiết, di truyền, Chlamydia,…
  • Siêu âm đếm nang thứ cấp;
  • Chụp X – quang tử cung;
  • Nội soi tử cung,…

Chi phí khám hiếm muộn

Hiện nay, chi phí khám vô sinh hiếm muộn để biết khả năng sinh sản nằm trong khoảng từ 8 – 10 triệu đồng. Tuy nhiên, tùy theo từng đơn vị và bệnh viện, phương pháp xét nghiệm được chỉ định mà tiền khám có thể sẽ thay đổi.

Ngoài ra, một trong những lưu ý trước khi đi khám hiếm muộn là nhu cầu này không nằm trong danh mục bảo hiểm y tế chi trả. Do đó, nếu chưa biết lý do dẫn đến tình trạng vô sinh thì đây được xem là trường hợp khám sức khỏe bình thường và người bệnh sẽ không được hỗ trợ chi trả từ bảo hiểm.

CÁC BÀI THUỐC CHỮA VÔ SINH HIẾM MUỘN NỮ

FAQ – Câu hỏi thường gặp về việc đi khám hiếm muộn

Nhiều cặp vợ chồng gặp khó khăn trong việc tìm một địa chỉ khám tốt, uy tín hay không biết nên đi vào thời gian nào. Đừng lo, chuyên mục câu hỏi thường gặp dưới đây sẽ đề cập những điều cần biết khi đi khám hiếm muộn mà bạn cần nắm:

Giải đáp một số câu hỏi thường gặp khi đi khám vô sinh hiếm muộn
Giải đáp một số câu hỏi thường gặp khi đi khám vô sinh hiếm muộn

Có cần nhịn ăn không?

Bạn có biết khám vô sinh hiếm muộn cần khám những gì không? Gói khám sẽ bao gồm việc thăm khám tổng quan và các xét nghiệm liên quan như tinh dịch đồ, nước tiểu, máu,… Do đó, một trong những điều cần biết khi khám hiếm muộn là vợ chồng nên nhịn ăn ít nhất trước 8 tiếng khi đến bệnh viện. Ngoài ra, trong trường hợp người nam cần xét nghiệm tinh dịch đồ thì nên kiêng xuất tinh trong vòng 3 – 5 ngày.

Khám vô sinh hiếm muộn ở đâu?

Thông thường, nhiều cặp vợ chồng sẽ lựa chọn khám hiếm muộn ở phụ sản trung ương. Tùy theo nhu cầu và khu vực địa lý sinh sống mà bạn có thể lựa chọn một số bệnh viện uy tín như: Từ Vũ, Đại học Y dược, Hùng Vương,… nếu ở khu vực TP.HCM. Nếu ở khu vực Hà Nội, bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà, Bệnh viện phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,…

Khi nào nên đi khám hiếm muộn?

Khám hiếm muộn đi một mình được không nên khám hiếm muộn nên khám vào thời điểm nào? Theo lời khuyên của các bác sĩ, thời điểm tốt nhất mà bạn nên đi là sau 1 năm chung sống không sử dụng các biện pháp tránh thai nhưng vẫn chưa có em bé. Tuy nhiên, nếu người vợ đã trên 35 tuổi thì thời gian này chỉ còn khoảng 6 tháng.

Vì quy trình khám vô sinh hiếm muộn diễn ra trong thời gian dài nên để thuận tiện, tốt nhất là người nam nên đi vào buổi sáng. Với nữ giới thì có thể đi bất kỳ ngày nào trong tháng mà không cần quan tâm đã đến chu kỳ hành kinh hay chưa.

Kết luận

Vậy qua các thông tin được đề cập trong bài viết trên tại luongynguyenthithai.vn, bạn đọc đã biết khám vô sinh hiếm muộn như thế nào hay khám hiếm muộn vào thời gian nào chưa? Tùy theo thể trạng và tình hình cụ thể của người bệnh mà quy trình này có thể thay đổi, xét nghiệm thêm nhiều yếu tố liên quan. Do đó, bạn cần chuẩn bị tâm lý và thời gian để hoàn tất, hỗ trợ bác sĩ tìm ra nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị tốt nhất nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *