Khi nhắc đến u ở phổi, nhiều người đã rất lo lắng bởi không biết khối u ở phổi có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào? Tuy nhiên, không phải khối u phổi nào cũng ác tính. Việc hiểu rõ nguyên nhân và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu về mức độ nguy hiểm và phương pháp điều trị khối u ở phổi ngay trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân dẫn đến u phổi
Sự hình thành các khối u ở phổi thường bắt nguồn từ nhiều yếu tố tác động tới sức khỏe của phổi và hệ hô hấp. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến u phổi phổ biến:
Phổi bị tổn thương
Phổi bị tổn thương có thể xuất hiện những vết thương, vết sẹo sau hậu phẫu hay nhiễm trùng do nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn, virus lao,… dẫn tới chức năng phổi suy giảm. Tuy nhiên, đa phần các khối u này thường lành tính.
Ô nhiễm không khí
Hít thở không khí trong môi trường ô nhiễm với bụi mịn, hóa chất độc hại hay khí độc trong một khoảng thời gian dài có thể gây tổn hại đến tế bào phổi dẫn đến sự phát triển của khối u.
Thuốc lá
Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý phổi trong đó có cả u phổi. Trong thuốc lá có hơn 4000 chất hóa học, gồm có hơn 200 chất độc hại có thể gây ung thư như benzopyrene, buta-1,3-dien. Các chất độc hại này có thể làm tổn thương và biến đổi tế bào phổi dẫn đến khối u phát triển. Vì vậy, việc hút thuốc lá và hít phải khói từ người khác đều có khả năng cao bị ung thư phổi.
Xem thêm: Các cách điều trị u xơ tử cung tại nhà an toàn, đơn giản, hiệu quả

Di truyền
Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến u phổi, chiếm khoảng 8% trường hợp mắc bệnh u phổi có mối quan hệ đến yếu tố gen di truyền. Nếu có người thân trong gia đình bị ung thư phổi thì nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng gấp 2.4 lần.
Các yếu tố khác
Ngoài những yếu tố trên thì một số nguyên nhân gián tiếp dẫn đến u phổi phải kể đến như:
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Thiếu hụt chất dinh dưỡng cũng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch.
- Tiếp xúc với bức xạ: Các tia gamma, tia X, plutoni, ion hóa làm tăng nguy cơ biến đổi gen ở tế bào phổi.
- Hít phải khí độc: Lưu huỳnh, methyl ete, hơi sơn,…
- Mắc các bệnh lý nền: Bệnh lao phổi, COPD hay bệnh lý tự miễn.
Xem thêm: U phổi có phải ung thư không? Các phương pháp tầm soát u phổi
Khối u ở phổi có nguy hiểm không?
Khối u ở phổi có nguy hiểm không còn phụ thuộc chủ yếu vào tính chất của khối u.
- U phổi lành tính: Thường không có triệu chứng rõ rệt và chỉ được phát hiện tình cờ khi chụp X-quang phổi. Loại u lành tính phổ biến nhất đó là u mô thừa, ngoài ra còn có các loại khác như u xơ, u mỡ, u cơ trơn, u mạch máu,… Mặc dù không gây nguy hiểm lớn tới tính mạng nhưng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến tới sức khỏe như viêm phổi, tắc nghẽn đường thở,…
- U phổi ác tính (ung thư phổi): Khác với u lành tính, ung thư phổi là bệnh lý cực kỳ nghiêm trọng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh u phổi có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như di căn sang não, xương hoặc các cơ quan khác,… Đây được xem là một trong những loại ung thư có tỷ lệ tử vong cao nhất, do đó người bệnh cần đặc biệt chú ý và can thiệp y tế ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ.
Xem thêm: Tỷ lệ u phổi lành tính và ác tính: Những điều cần biết

Những cách điều trị u phổi phổ biến hiện nay
Tùy vào từng giai đoạn bệnh u phổi mà sẽ có biện pháp điều trị khác nhau.
Đối với u phổi lành tính
Trong nhiều trường hợp, nếu khối u không gây triệu chứng hoặc ảnh hưởng tới sức khỏe, người bệnh chỉ cần theo dõi thăm khám định kỳ mà không cần can thiệp y tế.
Đối với khối u ác tính
Khi ung thư phổi tiến triển nhanh chóng, việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém hơn, đòi hỏi người bệnh phải điều trị bằng các phương pháp như:
- Phẫu thuật: Đây là phương pháp phổ biến khi phát hiện ung thư phổi giai đoạn sớm, lúc này khối u còn nhỏ và chưa lan rộng. Việc phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ toàn bộ hoặc một phần phổi bị ảnh hưởng.
- Xạ trị: Dùng tia bức xạ năng lượng cao nhằm tiêu diệt tế bào ung thư, được áp dụng cho trường hợp không thể phẫu thuật hay kết hợp với phẫu thuật.
- Hóa trị: Sử dụng thuốc hóa học để tiêu diệt các tế bào ung thư, thường được dùng để điều trị trong giai đoạn ung thư tiến triển hoặc kết hợp với xạ trị và phẫu thuật.
- Liệu pháp nhắm trúng đích: Đây là phương pháp điều trị hiện đại, dùng các loại thuốc đặc hiệu nhắm vào các protein hoặc gen bất thường của tế bào ung thư.
- Liệu pháp miễn dịch: Giúp kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể để nhận diện và tiêu diệt các tế bào ung thư.
Xem thêm: Dấu hiệu u phổi lành tính và cách chữa u phổi lành tính

Thuốc nam hỗ trợ điều trị u phổi có hiệu quả không
Trong quá trình điều trị u phổi, ngoài các phương pháp y học hiện đại, việc sử dụng thuốc nam hỗ trợ điều trị u phổi đang ngày càng được quan tâm nhờ mang lại an toàn và khả năng cải thiện sức khỏe toàn diện. Một trong những sản phẩm được đánh giá cao là cao tiêu độc tán u – bài thuốc gia truyền hỗ trợ điều trị u phổi hiệu quả.
Với thành phần thảo dược tự nhiên, cao tiêu độc tán u không chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng mà còn giúp giúp hồi phục sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, làm chậm sự phát triển của khối u và ngăn ngừa di căn. Đặc biệt, sản phẩm được đánh giá cao nhờ khả năng chống oxy hóa, ức chế sự phát triển và lây lan của tế bào bất thường, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
🛍️ Tham khảo: CAO TIÊU ĐỘC TÁN U – HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ U PHỔI
Hy vọng với thông tin chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về nguyên nhân và cách điều trị u phổi hiệu quả. Nếu bạn đang cần hỗ trợ điều trị u phổi có thể tham khảo cao tiêu độc tán u hoặc liên hệ Lương y Nguyễn Thị Thái để thăm khám và trao đổi kỹ hơn về tình hình bệnh. Từ đó đưa ra các phương pháp điều trị u phổi tốt nhất.
🛍️ Tham khảo các bài thuốc nam gia truyền khác
- Cao Dưỡng Tâm Định Thần
- Cao Điều Hòa Kinh Nguyệt
- Cao Hỗ trợ Điều Trị Tiểu Đường
- Cao Nội Tiết Tố Nữ, Đẹp da
- Cao Mất Ngủ, Rối Loạn Tiền Đình
- Cao Điều Trị Hen Suyễn
- Cao Điều Trị bệnh Xương Khớp
- Cao Hỗ Trợ Tiền Liệt Tuyến