Khối u phổi có chữa được không? Đây là câu hỏi khiến nhiều người lo lắng nhất khi phát hiện có khối u trong phổi. Mặc dù việc phát hiện và điều trị u phổi không phải dễ dàng, nhưng với sự tiến bộ của y học và các phương pháp hiện đại, cơ hội chữa trị và tầm soát bệnh ngày càng tăng cao. Để hiểu hơn về bệnh u phổi, giải đáp thắc mắc khối u phổi có chữa được không, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây.

Khối u phổi có chữa được không?
Khối u phổi có chữa được không?

Bệnh u phổi là gì?

U phổi gồm 2 loại là u lành tính và u ác tính (ung thư phổi).

U phổi lành tính là khối u hình thành và phát triển ở phổi của người bệnh, thường tăng trưởng chậm và không xâm lấn tổ chức xung quanh cũng như không di căn tới các cơ quan khác trong cơ thể. Do đó, khối u này ít gây nguy hiểm tới sự sống của người bệnh.

U phổi ác tính được chia thành 2 dạng chính là ung thư phế quản phổi nguyên phát và ung thư phổi thứ phát. Tại Việt Nam, khi nhắc đến u phổi người ta thường nghĩ ngay đến ung thư phổi nguyên phát. Ngược lại, u phổi lành tính hiếm gặp hơn, phát triển chậm như u tuyến phế quản, u mô thừa hoặc u loạn sản sụn. Trong khi đó, ung thư phổi thứ phát thường xảy ra khi các khối u ác tính từ các cơ quan khác di căn đến phổi bằng đường máu hoặc bạch huyết.

Xem thêm: Khối u ở phổi có nguy hiểm không? Cách điều trị u phổi hiệu quả

Ung thư phổi là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao
Ung thư phổi là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao

Triệu chứng nhận biết u phổi

Tùy vào mỗi loại u phổi sẽ có những triệu chứng khác nhau, cụ thể gồm:

U phổi lành tính

U phổi lành tính thường không có triệu chứng rõ ràng mà chỉ được phát hiện tình cờ khi bệnh nhân chụp X-quang hoặc làm các xét nghiệm khác. Tuy nhiên, nếu khối u lành tính phát triển lớn, bệnh nhân có thể gặp phải một số biểu hiện như:

  • Khó thở hoặc thở khò khè do khối u chèn ép đường thở hay phổi.
  • Ho khan, ho kéo dài hay ho có đờm.
  • Đau ngực do khối u gây áp lực lên phổi hoặc các mô xung quanh.
  • Khàn tiếng.
  • Viêm phổi và viêm phế quản lặp đi lặp lại.
  • Cơ thể mệt mỏi, sụt cân.

Xem thêm: Dấu hiệu u phổi lành tính và cách chữa u phổi lành tính

Đau tức ngực và khó thở là một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi
Đau tức ngực và khó thở là một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi

U phổi ác tính (ung thư phổi)

Ung thư phổi thường biểu hiện muộn, khi bệnh lý đã tiến triển. Một số triệu chứng  ung thư ác tính điển hình như:

  • Ho kéo dài: Thường là ho khan, ho có đờm lẫn máu.
  • Đau ngực: Đau dai dẳng, cơ đau nặng lên khi cười, ho hoặc hít sâu.
  • Khó thở, thở khò khè: Do khối u chèn ép hay có thể làm tắc nghẽn đường hô hấp.
  • Sụt cân và mệt mỏi: Giảm cân không rõ nguyên nhân, cơ thể suy nhược, mệt mỏi và cảm giác suy kiệt.
  • Khàn giọng: Do các khối u chèn ép dây thần kinh quặt ngược thanh quản.
  • Sưng mặt hoặc cổ: Khi khối u chèn ép tĩnh mạch chủ trên.
  • Đau xương: Gặp ở trường hợp ung thư đã di căn tới xương.

Những triệu chứng này khá giống với u phổi lành tính nhưng khi bệnh tiến triển nhanh chóng, khối u lan rộng hoặc di căn thì các triệu chứng sẽ xuất hiện dựa trên vị trí khối u mới như: đỉnh phổi, tĩnh mạch lớn, thực quản, não hoặc cột sống, xương, hạch bạch huyết hoặc gan.

Trong một số trường hợp, tế bào ung thư phổi có thể kích thích sản sinh hormone bất thường gây ra hội chứng cận ung thư (paraneoplastic syndrome)với nhiều triệu chứng như: tăng huyết áp, tăng đường huyết, tích nước, yếu cơ, rối loạn ý thức, buồn nôn, co giật, thậm chí hôn mê.

Xem thêm: Tỷ lệ u phổi lành tính và ác tính: Những điều cần biết

Bị khối u phổi có chữa được không?

Bị khối u phổi có chữa được không? Đây là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi phải đối mặt với các dấu hiệu bất thường của sức khỏe.

Với các trường hợp u phổi lành tính, nếu khối u không tăng kích thước, chưa có triệu chứng hoặc biến chứng nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống thì bệnh nhân chỉ cần theo dõi định kỳ bằng chụp X-quang và điều trị khi cần thiết. Tuy nhiên, nếu khối u gây chèn ép phế quản dẫn đến xẹp phổi hay chảy máu thì phẫu thuật là biện pháp cần được thực hiện để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh.

Ngược lại, ung thư phổi là bệnh lý nguy hiểm và khó điều trị hơn do tiến triển âm thầm, phát triển nhanh và dễ di căn nếu bệnh không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời. Tùy thuộc vào từng giai đoạn và tình trạng cụ thể của bệnh mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị tối ưu cho bệnh nhân, cụ thể:

Phẫu thuật: Đây là phương pháp điều trị chính khi ở giai đoạn sớm, nhất là với ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Tùy vào mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ một phần, một thùy hoặc toàn bộ phổi.

Xạ trị: Được chỉ định cho những bệnh nhân không thể phẫu thuật ở giai đoạn 1, 2. Với phương pháp này bác sĩ sẽ sử dụng các chùm tia năng lượng tập trung để tiêu diệt tế bào ung thư tại chỗ. Xạ trị có thể được lựa chọn làm phương pháp điều trị chính hoặc kết hợp với phương pháp khác. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây tổn thương đến các mô lành xung quanh và gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Hóa trị: Đây là phương pháp sử dụng để điều trị toàn thân, dùng trước phẫu thuật để giảm triệu chứng, thu nhỏ khối u, bảo tồn tối đa phổi khi phẫu thuật và dùng sau phẫu thuật để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại, hạn chế khả năng ung thư tái phát.

Điều trị nhắm mục tiêu: Tế bào ung thư mang các đột biến gen đặc biệt khiến chúng khác biệt hơn so với tế bào bình thường. Liệu pháp nhắm trúng mục tiêu hoạt động bằng cách tấn công vào những đột biến gen cụ thể trên tế bào ung thư làm ức chế sự phát triển của khối u. Hiệu quả điều trị của phương pháp điều trị này còn phụ thuộc vào loại bệnh và dạng đột biến mà bệnh nhân đang mắc phải. Mỗi dạng đột biến thường sẽ được điều trị bằng 1 hoặc nhiều loại thuốc đặc hiệu để đạt kết quả cao.

Chiếu xạ sọ dự phòng: Giúp ngăn ngừa di căn lên não ngay cả khi chưa phát hiện qua hình ảnh.

Xem thêm: U phổi có phải ung thư không? Các phương pháp tầm soát u phổi

Hóa trị được chỉ định điều trị trước phẫu thuật, sau phẫu thuật hoặc kéo dài sự sống ở giai đoạn muộn
Hóa trị được chỉ định điều trị trước phẫu thuật, sau phẫu thuật hoặc kéo dài sự sống ở giai đoạn muộn

Biện pháp phòng ngừa u phổi

Cách phòng ngừa u phổi tốt nhất bạn cần tránh các tác nhân gây bệnh sau:

  • Tuyệt đối không hút thuốc, tránh xa nơi có khói thuốc và thực hiện cai thuốc lá nếu đang sử dụng.
  • Đảm bảo môi trường làm việc thông thoáng, an toàn, hạn chế tiếp xúc với khói, bụi và các hóa chất độc hại.
  • Sử dụng đồ bảo hộ lao động khi làm việc trong lĩnh vực có nguy cơ cao như công nghiệp, xây dựng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng, bổ sung vitamin A và D từ thực phẩm như cà rốt, bí đỏ, rau xanh và trái cây tươi.
  • Duy trì thói quen tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày với các bài tập đơn giản như đi bộ, yoga hoặc bơi lội.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đảm bảo không gian thoáng mát, không ẩm mốc.
  • Tránh sử dụng bếp than hay các nguồn nhiên liệu gây khói trong nhà.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt tầm soát u phổi và ung thư phổi 6 tháng/lần tại cơ sở y tế uy tín.
  • Đối với những người có nguy cơ cao (tiền sử gia đình, nghề nghiệp nguy hiểm) cần nên làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn như chụp CT phổi.

Cách chăm sóc và hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình điều trị ung thư phổi

Ung thư phổi không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn tác động lên tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Những thông tin dưới đây sẽ  hỗ trợ bệnh nhân cải thiện sức khỏe và nâng cao tinh thần, giúp người bệnh kiên trì và lạc quan hơn trong quá trình điều trị.

Chăm sóc tâm lý

Quan sát, theo dõi và hỗ trợ tinh thần, tâm lý người bệnh trong quá trình điều trị ung thư phổi, đặc biệt ở giai đoạn bệnh nặng là điều rất quan trọng. Một tinh thần lạc quan, ổn định sẽ giúp người bệnh điều trị hiệu quả và tránh được tâm lý tiêu cực dẫn đến bi quan gây suy kiệt thể chất.

Bệnh nhân nên giữ tinh thần lạc quan, tích cực, nên chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc với người thân, bạn bè hay chuyên gia tâm lý để giải tỏa áp lực. Bên cạnh đó, gia đình bệnh nhân cần thường xuyên động viên, tạo môi trường tích cực và trò chuyện, an ủi để người bệnh cảm thấy được yêu thương.

Dù khối u phổi có chữa được không, chăm sóc tâm lý vẫn là điều cần thiết cho người bệnh
Dù khối u phổi có chữa được không, chăm sóc tâm lý vẫn là điều cần thiết cho người bệnh

Chế độ dinh dưỡng

Một chế độ dinh dưỡng phù hợp là yếu tố thiết yếu để bệnh nhân duy trì sức khỏe, phục hồi thể trạng và giảm nhẹ các triệu chứng, tác dụng phụ của việc điều trị. Dưới đây là những loại thực phẩm và lời khuyên dành cho người bệnh:

  • Nguồn thực phẩm chính: Người bệnh nên ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm giàu protein như thịt nạc, cá, trứng và đậu phụ, dùng chất béo lành mạnh từ bơ, dầu ô liu và các loại hạt.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất: Rau xanh, trái cây, củ quả tươi là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào, giúp tăng cường miễn dịch tốt nhất.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì ăn 3 bữa lớn, người bệnh hãy chia thành nhiều bữa nhỏ để người bệnh dễ tiêu hóa và giảm cảm giác chán ăn.
  • Uống đủ nước: Uống 2 lít mỗi ngày sẽ giúp duy trì độ ẩm cho cơ thể và giảm nhẹ một số tác dụng phụ của việc hóa trị hoặc xạ trị.
Ăn uống lành mạnh cũng là một trong những cách duy trì sức khỏe cho người bệnh
Ăn uống lành mạnh cũng là một trong những cách duy trì sức khỏe cho người bệnh

Hoạt động thể chất

Mặc dù ung thư phổi có thể gây ra mệt mỏi và suy kiệt cho người bệnh, nhưng việc duy trì các hoạt động thể chất nhẹ nhàng sẽ mang lại nhiều lợi ích như:

  • Tập luyện phù hợp: Những hoạt động như đi bộ ngắn, yoga nhẹ hoặc làm việc nhà đơn giản sẽ giúp bệnh nhân cải thiện lưu thông máu, tăng khả năng trao đổi chất và giảm căng thẳng.
  • Lắng nghe cơ thể: Khuyến khích người bệnh vận động trong khả năng cho phép, không ép buộc khi họ quá mệt mỏi.
  • Thói quen đều đặn: Duy trì lịch trình vận động mỗi ngày để người bệnh cảm thấy khỏe mạnh, thoải mái và bớt buồn chán.

➡️ Xem thêm: CAO TIÊU ĐỘC TÁN U – HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ U PHỔI

Hiểu rõ về khối u phổi có chữa được không mà Lương Y Nguyễn Thị Thái chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thể chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe.

Điều trị u phổi có thể gặp nhiều thử thách, nhưng bên cạnh các phương pháp y học hiện đại, việc bổ sung liệu pháp hỗ trợ từ thiên nhiên cũng mang lại cho người bệnh nhiều lợi ích. Cao tiêu độc tán u là sản phẩm từ thảo dược tự nhiên có công dụng hỗ trợ điều trị các khối u phổi, giúp làm giảm kích thước u, ngăn ngừa sự phát triển, lây lan và di căn của các tế bào ung thư.

🛍️ NHỮNG BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN CỦA NHÀ THUỐC NAM LƯƠNG Y NGUYỄN THỊ THÁI:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *