Bệnh hen phế quản là một căn bệnh về đường hô hấp, tuy không quá nguy hiểm nhưng lại khiến người mắc bệnh phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài các phương pháp điều trị bằng thuốc Tây y thì có nhiều loại thảo dược quen thuộc cũng có khả năng chữa trị hiệu quả bệnh hen phế quản hiệu quả. Cùng khám phá các phương pháp chữa hen phế quản bằng thuốc nam đơn giản và an toàn ngay bài viết dưới đây.

Chữa bệnh hen phế quản bằng thuốc nam được nhiều người tin dùng bởi hiệu quả mà nó mang lại
Chữa bệnh hen phế quản bằng thuốc nam được nhiều người tin dùng bởi hiệu quả mà nó mang lại

Bệnh hen phế quản và hen suyễn có khác nhau không

Bệnh hen phế quản và hen suyễn thực chất là 2 tên gọi khác nhau cho cùng một căn bệnh. Hen phế quản (hay còn gọi là hen suyễn) là bệnh mạn tính của đường hô hấp, khiến ống phế quản trong phổi bị viêm và thu hẹp lại, gây ra các triệu chứng như khó thở, ho, khò khè và tức ngực.

Mặc dù có nhiều người còn nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này, nhưng trên thực tế, hen phế quản thường được dùng trong y học để chỉ triệu chứng viêm và thu hẹp đường hô hấp, còn “hen suyễn” là thuật ngữ phổ biến để mô tả bệnh nói chung. Do đó, hen phế quản và hen suyễn là một bệnh, chỉ khác biệt về cách gọi tên mà thôi.

Bệnh hen phế quản và bệnh hen suyễn thực chất là một, chỉ khác tên gọi
Bệnh hen phế quản và bệnh hen suyễn thực chất là một, chỉ khác tên gọi

Xem thêm: Thuốc nam trị viêm xoang có ưu điểm gì và 5 bài thuốc quý

Triệu chứng của hen phế quản

Hen suyễn là bệnh viêm mãn tính khi tiếp xúc với các tác nhân kích thích, các đường thở của người bệnh sẽ trở nên nhạy cảm hơn, dẫn đến những triệu chứng như:

  • Ho: Đây là triệu chứng phổ biến nhất và xuất hiện đầu tiên. Ho có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhất là nặng nề vào ban đêm hoặc khi tập thể dục.
  • Khó thở: Người bệnh hen suyễn thường cảm thấy khó thở, khó chịu như thể không thể hít đủ không khí hoặc bị ngạt thở.
  • Tức ngực: Tức ngực là cảm giác như có vật nặng đè lên ngực, gây ra tình trạng khó chịu.
  • Thở khò khè: Âm thanh thở khò khè xuất hiện khi đường thở bị thu hẹp, khiến không khí khó lưu thông.
  • Ngoài ra, người bệnh hen suyễn còn có thể gặp các triệu chứng khác như:
  • Hắt hơi: Thường xảy ra đi cùng với ho và nghẹt mũi.
  • Chảy nước mũi: Chảy nước mũi trong và loãng.
  • Mệt mỏi: Hen suyễn có thể khiến người bệnh kiệt sức và thiếu năng lượng.
Bệnh nhân bị hen suyễn thường khó thở, tức ngực về đêm hoặc sáng sớm
Bệnh nhân bị hen suyễn thường khó thở, tức ngực về đêm hoặc sáng sớm

Cách chữa bệnh hen phế quản bằng thuốc nam đơn giản, hiệu quả

Nếu bạn đang tìm cách chữa bệnh hen phế quản bằng thuốc nam thì đừng bỏ qua các gợi ý dưới đây.

Lá tầm xuân

Chắc hẳn khi nhắc đến cách chữa bệnh hen phế quản bằng thuốc nam thì không thể nào bỏ qua lá tầm xuân. Đây là loại lá cây trị hen suyễn được sử dụng phổ biến bởi mang lại nhiều công dụng hữu ích như thuốc giãn phế quản và thuốc giải độc nhẹ. Ngoài ra, lá tầm xuân còn có khả năng giảm độ nhớt của chất nhầy, đờm, từ đó làm dịu cơn ho và giảm bớt triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

Để sử dụng, bạn chỉ cần lấy 1 nắm lá tía tô, sau đó đem đun sôi trong 10 phút rồi lọc lấy nước và uống trong ngày.

Xem thêm: Mách bạn cách chữa vi khuẩn HP bằng thuốc nam hiệu quả

Lá tầm xuân giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, chữa lành tổn thương do bệnh hen suyễn gây ra
Lá tầm xuân giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, chữa lành tổn thương do bệnh hen suyễn gây ra

Lá hẹ

Lá hẹ là một trong những loại thảo dược được lựa chọn hàng đầu trong việc hỗ trợ trị bệnh hen suyễn, mặc dù mùi hơi nồng có thể khiến nhiều người khó chịu khi sử dụng lần đầu. Tuy nhiên, tác dụng của lá hẹ cực kỳ tốt trong việc  điều trị bệnh hen suyễn đã được các nghiên cứu khoa học công nhận.

Trong lá hẹ có chứa các thành phần kháng khuẩn mạnh như allicin, adorin và sulfit, hỗ trợ điều trị hen suyễn do nhiễm khuẩn. Ngoài ra, lá hẹ còn giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, rút ngắn thời gian hồi phục tổn thương do hen suyễn gây ra.

Lá hẹ có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau để hỗ trợ điều trị hen suyễn, như hấp với gừng và đường phèn, hoặc được kết hợp với mật ong, củ nghệ tươi, chanh, hoặc đu đủ và đường phèn. Những phương pháp này giúp cải thiện tình trạng hen suyễn hiệu quả và giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.

Xem thêm: Mách bạn các loại cây thuốc nam chữa hen suyễn hiệu quả

la-he-chua-benh-hen-suyen

Lá hen

Lá hen được biết đến với khả năng chống viêm mạnh mẽ, tương đương với dexamethasone – một loại thuốc chống viêm mạnh mẽ. Các hoạt chất α- và β-amyrin có trong lá hen giúp giảm Leukotriene, một chất trung gian gây viêm niêm mạc đường thở, từ đó giảm co thắt và phản ứng phế quản. Nhờ vậy, việc sử dụng lá hen không chỉ giúp giảm viêm mà còn cải thiện chứng khó thở và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh hen suyễn.

Một nghiên cứu công bố trên tạp chí International Journal of Current Biological and Medical Science đã chứng minh rằng các thành phần trong lá hen có khả năng hạn chế viêm mạn tính ở đường hô hấp, đặc biệt là sự thâm nhiễm của các tế bào viêm như bạch cầu trung tính, bạch cầu ái toan và bạch cầu lympho.

Ngoài tác dụng chống viêm, lá hen còn được biết đến với khả năng chống oxy hóa, ngăn ngừa stress oxy hóa – tình trạng mất cân bằng giữa chất oxy hóa và chất chống oxy hóa, nguyên nhân chính làm tổn thương phổi và khiến bệnh hen suyễn nặng thêm. Thêm vào đó, lá hen còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời như hạ sốt, giảm đau và kháng khuẩn, giúp hỗ trợ điều trị bệnh một cách hiệu quả.

Cách sử dụng: Rửa sạch lá hen dưới vòi nước để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn. Sau đó cho lá hen vào nồi, cho thêm khoảng 1-2 bát nước, đun sôi khoảng 10-15 phút. Sau khi đun, đem để nguội và lọc lấy nước cốt. Chia lượng nước thành 2-3 lần uống trong ngày trước bữa ăn khoảng 30 phút. Duy trì uống trong 1 tuần, rồi ngừng lại 1-2 tuần sau đó tiếp tục uống nếu cần thiết.

Đọc thêm: Đâu là Bài Thuốc Dân Gian Chữa Thoái Hóa Đốt Sống Lưng Hiệu Quả Nhất?

Lá hen là loại lá cây thuốc nam trị hen suyễn được sử dụng trong nhiều thế kỷ qua
Lá hen là loại lá cây thuốc nam trị hen suyễn được sử dụng trong nhiều thế kỷ qua

Lá tía tô

Lá tía tô là một trong những vị thảo dược quý, được biết đến với tính ấm, có vị cay và tác dụng hạ khí, tiêu đờm, rất thích hợp cho những người mắc hen suyễn. Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng lá tía tô có khả năng chống oxy hóa, giảm triệu chứng dị ứng và chống viêm. Do đó lá tía tô được xem là một phương pháp hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh hen suyễn.

Cách dùng lá tía tô trị hen vô cùng đơn giản, chỉ cần bạn lấy một nắm lá cho vào nồi nước nấu khoảng 10 phút rồi gạn lấy nước và uống trong ngày để thấy được hiệu quả nó mang lại.

Xem thêm: Thuốc Nam Trị Viêm Xoang Có Ưu Điểm Gì Và 5 Bài Thuốc Quý

Lá trầu không

Lá trầu không là một trong những cây thuốc nam được nhiều người tin dùng trong việc trị hen suyễn nhờ vào đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm mạnh mẽ. Loại lá này có khả năng ức chế nhiều chủng vi khuẩn như phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn và tụ cầu khuẩn. Ngoài ra, lá trầu không còn rất hiệu quả để điều trị hen suyễn do nhiễm khuẩn và ngăn ngừa biến chứng hen phế quản bội nhiễm.

Không dừng lại ở đó, lá trầu không còn có khả năng kháng histamin, giúp kiểm soát và ngăn ngừa tối đa sự tiến triển của bệnh hen suyễn.

Để sử dụng lá trầu không, bạn có thể lấy 7 – 8 lá trầu đã rửa sạch, rồi cho thêm 4 – 5 lát gừng mỏng vào và xay nhuyễn. Tiếp theo, cho 1 bát nhỏ nước sôi vào hỗn hợp và ngâm trong vòng 10 phút. Sau đó, lọc lấy nước, chia làm 2 lần uống trong ngày, tốt nhất nên uống sau bữa ăn 30 phút. Sử dụng liên tục trong 1 tuần rồi ngừng trong 30 ngày trước khi tiếp tục sử dụng lại.

Lá trầu là một trong những loại cây chữa hen suyễn cực kỳ hiệu quả
Lá trầu là một trong những loại cây chữa hen suyễn cực kỳ hiệu quả

Cần lưu ý gì khi sử dụng lá cây trị hen suyễn?

Cây thuốc nam được biết đến với nhiều công dụng hữu ích, tuy nhiên khi sử dụng người bệnh cần lưu ý một số thông tin sau:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị hen suyễn hoặc có bệnh lý nền khác.
  • Chọn lá cây phù hợp: Một số loại cây thuốc có thể chứa thành phần độc hại nên người bệnh cần lưu ý khi sử dụng.
  • Không thay thế thuốc Tây y: Thảo dược giúp hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng hen suyễn, nhưng không thay thế hoàn toàn các thuốc điều trị của bác sĩ.
  • Việc tự ý ngừng thuốc sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
  • Kiểm tra dị ứng: Một số người sẽ gặp phải triệu chứng dị ứng với thảo dược. Do đó trước khi sử dụng lá cây, người bệnh hãy thử 1 lượng nhỏ để kiểm tra phản ứng dị ứng như nổi mẩn đỏ, ngứa hay khó thở.
  • Kết hợp với lối sống lành mạnh: Sử dụng lá cây thuốc nam trị hen suyễn cần phải kết hợp với lối sống lành mạnh như chế độ ăn uống hợp lý, ngủ nghỉ đúng giấc, tránh các chất kích thích như khói thuốc, bụi bẩn và ô nhiễm.

Như vậy, việc sử dụng các bài thuốc chữa hen phế quản bằng thuốc nam đã được chứng minh mang lại nhiều lợi ích và giúp người bệnh cải thiện triệu chứng hen suyễn hiệu quả. Tuy nhiên, để có một giải pháp toàn diện và hiệu quả hơn, bạn có thể tham khảo sản phẩm Cao điều trị hen suyễn của Lương y Nguyễn Thị Thái. Sản phẩm này được đặc chế với tác dụng hỗ trợ đào thải độc tố, kháng viêm và làm lành niêm mạc, đồng thời giúp giảm và phòng ngừa co thắt phế quản, từ đó cải thiện rõ rệt cho sức khỏe hô hấp. Hãy thử ngay để cảm nhận được sự khác biệt!

➡️ Tham khảo: CÁC BÀI THUỐC NAM QUÝ TỪ LƯƠNG Y NGUYỄN THỊ THÁI

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *