Cơn đau nhức xương khớp toàn thân có thể chỉ xuất hiện trong vài ngày sau đó tự thuyên giảm, nhưng có trường hợp kéo dài nhiều tuần với mức độ ngày càng nghiêm trọng, kèm theo triệu chứng nguy hiểm khác. Dù diễn ra trong thời gian ngắn hay kéo dài dai dẳng, thì tình trạng đau nhức xương khớp đều ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy nguyên nhân gây bệnh đau nhức xương khớp do đâu? Những cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp có thực sự hiệu quả?

Nguyên nhân gây bệnh đau nhức xương khớp
Đau nhức xương khớp là một tình trạng thường gặp phổ biến nhất. Nguyên nhân có thể do:
Môi trường và lối sống
Các yếu tố từ môi trường sống và thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến sức khỏe xương khớp, cụ thể:
- Thời tiết thay đổi đột ngột: Sự thay đổi về nhiệt độ, áp suất không khí, độ ẩm, nhất là khi trời lạnh có thể làm co giãn đột ngột cơ xương khớp, khiến dịch nhầy trong khớp đặc lại, từ đó gây ra cảm giác khô và đau nhức.
- Ngồi nhiều, ít vận động: Tình trạng phổ biến giới trẻ, đặc biệt là dân văn phòng, khi ngồi lâu trong một tư thế sẽ gây áp lực lên cột sống, xương chậu, dẫn đến nguy cơ thoái hóa, thoát vị đĩa đệm và đau thần kinh tọa.
- Tư thế sai khi vận động: Tập luyện sai cách hoặc ngồi với tư thế xấu như ngồi gù lưng, bắt chéo chân, đứng không thẳng người cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ xương khớp.
- Chế độ dinh dưỡng thiếu cân đối: Thiếu chất xơ, Omega-3 và Canxi kết hợp với việc sử dụng nhiều muối, đường khiến xương khớp suy yếu, làm tăng nguy cơ đau nhức xương khớp.
- Lạm dụng rượu bia, chất kích thích: Các chất kích thích như rượu, bia, cafe sẽ làm gián đoạn quá trình trao đổi chất, từ đó ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ Canxi và làm suy yếu xương khớp.
- Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể quá tải gây áp lực lớn lên các khớp, dễ dẫn đến đau nhức toàn thân.
- Căng thẳng kéo dài: Stress không chỉ khiến tinh thần mệt mỏi mà còn làm tăng nguy cơ đau nhức cơ xương khớp ở người trẻ.
Xem thêm: Top 8 cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng tốt cho sức khỏe

Do bệnh lý
Ngoài nguyên nhân đau xương khớp do môi trường và lối sống thì tình trạng xảy ra do các bệnh lý sau:
- Thoái hóa cột sống: Biểu hiện qua việc đau âm ỉ vùng lưng, cổ, vai gáy và kèm theo tê bì tay chân. Cơn đau có thể xuất hiện bất chợt rồi biến mất hoặc kéo dài qua nhiều giờ, dẫn đến nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
- Thoái hóa khớp: Xảy ra khi sụn khớp bị bào mòn, khiến xương cọ xát với nhau, gây ra tình trạng viêm sưng và đau nhức, đặc biệt là khi vận động hoặc thời tiết thay đổi thất thường.

Top 8 những cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp
Lá lốt
Lá lốt thuộc họ Hồ Tiêu, có vị cay, tính ấm, mùi thơm, được sử dụng phổ biến trong Đông y với mục đích điều trị tê thấp, đau khớp, đau gấp ngang lưng, sưng đầu gối, bàn chân tê buốt.
Trong y học hiện đại, tinh dầu lá lốt có chứa hàm lượng tinh dầu cào và các hoạt chất chống oxy hóa như flavonoid, alcaloid, có tác dụng sát trùng, giảm đau và chống viêm hiệu quả.
Để sử dụng những cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp, bạn có thể áp dụng theo cách sau:
- Chuẩn bị từ 5 – 10g lá lốt đã phơi khô (khoảng 15 – 30 lá).
- Cách thực hiện: Lá lốt khô đem rửa sạch rồi sắc với khoảng 0.5 lít nước cho tới khi cạn còn 1/2 bát con. Sử dụng uống trong ngày, duy trì liên tục khoảng 10 ngày để cải thiện tình trạng đau xương khớp.
Ngoài ra, có thể kết hợp lá lốt với thảo dược khác như: cây bưởi bung, cây vòi voi, cây cỏ xước để sắc uống, rất tốt cho hệ xương khớp.

Cây cỏ xước
Cây cỏ xước hay cây cỏ trắng, Ngưu Tất Nam, là loại cây có vị chua, tính mát và có công dụng tuyệt vời là kháng viêm, hỗ trợ điều trị viêm đa khớp, phong thấp và thoát vị đĩa đệm nhanh chóng.
- Chuẩn bị nguyên liệu: 40g rễ cỏ xước, 20g thổ phục linh, 16g cây nhọ nồi, 12g mỗi loại ngải cứu, thương nhĩ tử.
- Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu vào ấm sắc đặc cùng với 1 lít nước sau đó đem uống ngày 1 thang, thực hiện liên tục trong 7 – 10 ngày để thấy được hiệu quả mà nó mang lại.

Cây ngải cứu
Một trong những cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp thì ngải cứu là loài cây vừa thân thuộc vừa hiệu quả
quen thuộc trong các bài thuốc dân gian. Trong cây ngải cứu có vị đắng, tính ấm, có khả năng chống viêm, giảm đau hiệu quả, đặc biệt trong trường hợp viêm xương khớp.
- Chuẩn bị: Lá ngải cứu tươi, không quá già hoặc quá non, 1 nắm muối biển và 1 miếng vải sạch.
- Cách thực hiện: Lá ngải rửa sạch đem để ráo nước sau đó đem sao nhỏ lửa với muối cho tới khi lá ngải chuyển màu. Bọc cả lá ngải cứu và muối vào vải rồi đem chườm nóng những vùng khớp bị sưng viêm. Thực hiện kiên trì mỗi ngày từ 2 – 3 lần, khoảng 2 – 3 tuần để đạt được hiệu quả.
Xem thêm: Bật mí bài thuốc từ cây thuốc nam trị trào ngược dạ dày hiệu quả ngay tại nhà
Cây trinh nữ hoàng cung
Cây trinh nữ hoàng cung còn được biết đến với tên gọi khác là cây mắc cỡ hoặc cây xấu hổ, có vị ngọt chát, tính mát, được sử dụng trong Đông y với tác dụng giảm đau, kích thích tuần hoàn máu và ức chế sự phát triển của khối u.
Toàn thân cây trinh nữ hoàng cung có thể dùng để làm thuốc, do đó bạn có thể dùng cây xấu hổ để trị phong thấp tê bại, suy nhược thần kinh, triệu chứng mất ngủ, viêm phế quản, huyết áp cao hoặc sỏi niệu.
- Chuẩn bị: 20g rễ cây xấu hổ và 15g rễ cây lá lốt
- Cách thực hiện: Phơi khô 2 loại rễ trên sau đó sắc uống hàng ngày.
Xem thêm: Các Cách Tiêu U Phổ Biến Và Điều Trị Ung Thư Hiệu Quả Hiện Nay
Rượu gừng giúp giảm đau
Rượu gừng từ lâu đã được sử dụng như một vị thuốc dân gian hiệu quả để chữa bệnh nhờ đặc tính chống viêm, giảm đau, và khả năng làm ấm cơ thể.
Gừng có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu và giảm sưng viêm tại các khớp cũng như tăng cường sức khỏe tổng quát. Ngoài ra, với tính nóng tự nhiên, gừng còn giúp cơ thể giải cảm, ho, tăng cường sức đề kháng tự nhiên một cách tốt nhất.
Cách làm rượu gừng:
- Nguyên liệu: 2 củ gừng tươi đem rửa sạch, không cần gọt vỏ, thái lát mỏng. 1 bình thủy tinh sạch và rượu trắng nồng độ khoảng 40 độ.
- Thực hiện: Cho gừng đã được thái lát vào bình thủy tinh. Sau đó đổ rượu trắng vào cho tới khi ngập hết gừng, đậy kín nắp. Đem ngâm rượu gừng trong vòng 7-10 ngày là có thể sử dụng.
- Cách sử dụng rượu gừng để xoa bóp giảm đau: Đổ 1 lượng nhỏ rượu gừng ra tay hoặc bông gòn, sau đó đem thoa đều lên những vùng đau nhức xương khớp. Massage nhẹ nhàng khoảng 10-15 phút để tăng hiệu quả giảm đau.
Lưu ý:
- Không dùng rượu gừng trên vùng da nhạy cảm, trầy xước hay bị tổn thương.
- Tránh để rượu gừng dính vào mắt hay các vùng da mỏng.
- Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng đều đặn từ 1-2 lần/ngày.
Xem thêm: Tổng hợp 10 loại cây thuốc nam bổ thận tráng dương hiệu quả, an toàn

Rau má ngọ
Rau má ngọ còn được dân gian gọi là thằn lằn quy, thồm lồm gai, có nguồn gốc từ châu Á và đã được sử dụng để chữa bệnh từ thời cổ đại trong y học truyền thống. Với hương vị ngọt, tính mát, rau má ngọ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kích thích tiêu hoá, tiêu thũng, hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu và ngăn chặn chảy máu.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 20g rau má ngọ khô rửa sạch với nước.
- Cách thực hiện: Sắc rau má ngọ khô với nước, sau đó chia thành 3 lần, uống trong ngày để cảm nhận hiệu quả mà cây thuốc này mang lại.
Nghệ
Nghệ là loài cây thuộc họ gừng, từ lâu được biết đến như một vị thần dược trong y học cổ truyền. Trong nghệ có chứa hoạt chất curcumin có tác dụng kháng viêm, bảo vệ sức khỏe dạ dày, loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể và điều trị đau nhức xương khớp. Ngoài ra, hoạt chất curcumin có trong nghệ còn, hỗ trợ giảm đau và tái tạo mô xương.
Cách bào chế những cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp từ nghệ được thực hiện như sau:
- Chuẩn bị: Từ 1 – 2 thìa bột nghệ hoặc nghệ tươi đã được rửa sạch.
- Cách thực hiện: Pha bột nghệ với nước ấm, có thể cho thêm thêm chút mật ong để dễ uống. Nếu dùng nghệ tươi, bạn có thể xay nhuyễn để lấy nước uống.
Xem thêm: Mách bạn các loại cây thuốc nam chữa hen suyễn hiệu quả
Đu đủ
Một trong những cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp được nhiều người ưa chuộng sử dụng đó là đu đủ. Trong đu đủ có chứa 2 loại enzym tiêu hóa protein quan trọng đó là papain và chymopapain có tác dụng làm giảm viêm, giảm đau nhức khớp. Ngoài ra, trong đu đủ còn chứa nhiều vitamin C, E và beta-carotene – các chất chống oxy hóa cực kỳ tốt, giúp bảo vệ khớp khỏi tổn thương.
- Ăn đu đủ tươi: Bạn có thể ăn đu đủ tươi như một món ăn nhẹ hoặc dùng nấu canh, chế biến trong các món ăn hàng ngày.
- Uống nước ép đu đủ: Có thể ép đu đủ tươi để lấy nước uống giúp hỗ trợ điều trị bệnh đau nhức khớp.
- Bôi đu đủ lên da: Trộn đu đủ với mật ong hoặc dầu dừa, sau đó bôi lên vùng khớp bị đau sẽ thấy sự cải thiện đáng kể.
- Đu đủ xanh: Chuẩn bị 1 quả đu đủ xanh đã rửa sạch. Sau đó cắt đu đủ thành lát mỏng, hấp với rượu hoặc có thể đắp trực tiếp lên vùng bị đau sẽ thấy được hiệu quả mà nó mang lại.
Lưu ý khi dùng các loại cây chữa đau nhức xương khớp
Để đảm bảo sử dụng các cây thuốc nam an toàn bạn cần lưu ý một số thông tin như:
- Những cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp chỉ áp dụng với bệnh nhẹ, triệu chứng mới xuất hiện.
- Đảm bảo dược liệu được thu hái, bào chế đúng cách để giữ dược tính.
- Kiên trì sử dụng, vì hiệu quả điều trị cần thời gian phát huy.
- Ngưng sử dụng ngay nếu có dấu hiệu bất thường.
- Duy trì lối sống khoa học như ăn uống cân bằng, tránh thừa cân, bổ sung thực phẩm tốt cho xương khớp và hạn chế đồ cay nóng, nhiều đường, muối,
- rượu bia,…
- Tập thể dục thể thao đều đặn để tăng độ dẻo dai.
Hi vọng sau những thông tin về những cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp mà Lương y Nguyễn Thị Thái đã chia sẻ đã giúp bạn có thể cải thiện được sức khỏe và giảm tải cơn đau nhức xương khớp cho bản thân hoặc người thân trong gia đình nhé.
➡️ Tham khảo: CAO ĐIỀU TRỊ BỆNH XƯƠNG KHỚP