Hiện nay, điều hòa kinh nguyệt bằng thuốc nam đang ngày được chị em tin dùng không chỉ bởi tác dụng hiệu quả mà còn đảm bảo an toàn và lành tính, ít gây tác dụng phụ. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn top 5 vị thuốc nam điều hòa kinh nguyệt hiệu quả, đảm bảo an toàn và dễ kiếm ngay tại nhà.
Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt và tính chất kinh ra, cụ thể:
Thay đổi về chu kỳ như: Kinh ra trước (sớm hơn 7 ngày), kinh ra sau kỳ (chậm hơn 7 ngày), kinh không định kỳ lúc sớm lúc muộn.
Thay đổi về tính chất: Số lượng kinh ra nhiều hoặc ít hơn bình thường, số ngày hành kinh ngắn hoặc dài (ngày hành kinh trung bình từ 3-6 ngày), màu sắc và độ đặc loãng của kinh thay đổi.

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân sinh ra bệnh kinh nguyệt không đều thường do ăn uống không điều độ, làm việc nghỉ ngơi không đúng, tỳ vị hư tổn tâm hỏa bốc lên. Cơ chế sinh bệnh chủ yếu do huyết nhiệt, hư nhiệt hoặc khí hư,…
Nếu rối loạn kinh nguyệt không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ như:
- Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản: Kinh nguyệt không đều có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, rụng trứng không đều.
- Nguy cơ mắc viêm nhiễm phụ khoa: Chu kỳ kinh kéo dài tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến viêm nhiễm vùng kín.
- Thiếu máu, mệt mỏi, da xanh xao: Trường hợp kinh nguyệt ra nhiều, kéo dài có thể gây thiếu máu.
- Nguy cơ vô sinh: Chu kỳ kinh bất thường, viêm nhiễm có thể gây tắc vòi tử cung, ảnh hưởng đến khả năng mang thai.
- Ảnh hưởng đến quan hệ tình dục: Rối loạn kinh nguyệt có thể khiến quan hệ tình dục không ổn định.
- Ảnh hưởng đến sắc đẹp, tâm trạng: Rối loạn nội tiết (estrogen, progesterone) ảnh hưởng đến làn da, tâm trạng, gây khó chịu.
Xem thêm: Bị Vô Sinh Có Kinh Nguyệt Không? Mối Liên Hệ Bạn Cần Biết
Dấu hiệu bị rối loạn kinh nguyệt
Dưới đây là các dấu hiệu giúp chị em phát hiện sớm tình trạng rối loạn kinh nguyệt để có phương pháp điều trị kịp thời.
Chậm kinh, có kinh sớm hoặc tắc kinh
Chu kỳ kinh bình thường dao động từ 22 cho đến 35 ngày. Nếu hành kinh sớm trên 7 ngày, hay trong một tháng có hai lần hành kinh thì gọi là kinh ra trước kỳ. Ngược lại kinh nguyệt ra sau 7 ngày hoặc chu kỳ 40 – 50 ngày hay 2 đến 3 tháng một lần thì gọi là kinh ra sau kỳ.
Cả hai trường hợp kinh ra trước hoặc sau 7 ngày thì đều là rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên nếu bạn chỉ bị chậm kinh hay kinh ra trước 1 lần thì không gọi là bệnh, nếu tình trạng này kéo dài từ 2 lần trở lên thì mới coi là bị bệnh rối loạn kinh nguyệt.

Xuất huyết ngoài kỳ kinh hoặc mất kinh
Mất kinh hay còn gọi là tắc kinh có hai trường nguyên nhân phổ biến gồm: nguyên phát là không có kinh từ khi dậy thì đến lúc trưởng thành. Trong khi đó, nguyên nhân thứ phát là do nguyên nhân nào đó mà kinh nguyệt không ra.
Cả hai trường hợp mất kinh và xuất huyết ngoài kinh đều là những dấu hiệu cho biết bạn đang gặp vấn đề về rối loạn kinh nguyệt.
Màu sắc kinh bất thường và rong kinh
Kinh nguyệt có màu tím, đỏ hay nhạt màu hoặc tính chất kinh đặc, loãng, vón cục,… đều là những dấu hiệu cho thấy chu kỳ kinh nguyệt đang bị rối loạn.
Rong kinh là hiện tượng kinh ra nhiều hơn 7 ngày, số lượng kinh ra nhiều cũng là dấu hiệu bạn cần quan tâm bởi điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.
Xem thêm: Chữa vô sinh bằng đông y – Phương pháp hiệu quả và an toàn
4 vị thuốc nam điều hòa kinh nguyệt an toàn, lành tính cho phái nữ
Sau đây, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn 5 vị thuốc nam điều hòa kinh nguyệt an toàn, đây là những vị thuốc nam thân thuộc xung quanh chúng ta.
Hoa dâm bụt (râm bụt)
Hoa dâm bụt không chỉ được biết đến với các tác dụng trị mụn nhọt, kiết lị,… mà còn có hiệu quả trong điều trị chứng rong kinh ở phụ nữ, hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt.
Bài thuốc trị rong kinh bằng hoa dâm bụt:
- Rễ dâm bụt: 40g
- Lá huyết dụ: 30g
- Cách dùng: Sắc hai vị thuốc trên cùng lượng nước vừa đủ để lấy nước uống.
- Liều lượng: Uống ngày 1 lần và duy trì trong vòng 7 ngày liên tiếp

Củ cải trắng
Trong Đông y, củ cải có vị cay tính mát khi nấu chín có vị ngọt, tính bình. Ngoài công dụng để nấu ăn thì củ cải trắng cũng là vị thuốc nam giúp điều hòa kinh nguyệt.
Cách dùng củ cải trắng điều hòa kinh nguyệt: Uống nước cây củ cải đường hàng ngày giúp chu kỳ kinh nguyệt ra đều.

Bài thuốc từ cây Ngải cứu
Ngải cứu là một trong những vị thuốc nam “đầu bảng” chuyên dùng để trị các chứng bệnh về kinh nguyệt như đau bụng khi hành kinh, điều hòa kinh nguyệt.
Ngải cứu có vị đắng, tính hơi ôn, vào ba kinh can, tỳ thận. Để sử dụng ngải cứu trong điều trị các chứng bệnh về kinh nguyệt, bạn có thể phơi khô ngải cứu và đun nước để uống thay nước hàng ngày hoặc chế biến ngải cứu tươi cùng các món ăn hàng ngày.

Rau diếp cá
Rau diếp cá hay còn được biết đến với tên gọi ngư tinh thảo, có vị cay tính ôn, vào kinh phế. Rau diếp cá ngoài chủ trị tiêu ung thũng, cầm máu, trị mụn nhọt,… thì còn có tác dụng điều trị kinh nguyệt không đều.

Bài thuốc giúp kinh nguyệt ra nhiều từ Ích mẫu
Bài thuốc số 1:
- Ích mẫu: 10g
- Đương quy: 10g
- Xích thược: 10g
- Mộc hương: 5g
Cách dùng: Tất cả các vị thuốc trên phơi khô, sau đó tán bột mịn để uống hàng ngày, mỗi lần một ít.
Bài thuốc số 2:
- Ích mẫu: 800g
- Ngải cứu: 200g
- Hương phụ: 250g
- Tá dược vừa đủ 1 lít.
Cách dùng: Ngày uống 2 đến 3 lần, mỗi lần 10 hoặc 20ml.
Bài thuốc số 3:
- Ích mẫu: 80g
- Nga truật: 60g
- Ngải cứu: 40g
- Củ gấu: 40g
- Hương nhu: 30g
Cách dùng: Các vị trên đem tán bột. Sau đó luyện với đường thành những viên bằng hạt đậu xanh.
Liều dùng: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 20 viên hoàn.
Xem thêm: Top 15 Những cây thuốc nam quý hiếm dùng để chữa bệnh

Bài thuốc số 4:
- Ích mẫu loại tươi: 60g
- Kê huyết đằng: 30g
Cách dùng: Sắc uống thay nước hàng ngày, có thể thêm đường để cho dễ uống.
Bài thuốc số 5:
- Ích mẫu thảo
- Đương quy
- Mộc hương
- Xích thược
Cách dùng: 4 vị thuốc trên lấy lượng bằng nhau, sau đó tán bột và luyện cùng mật làm hoàn bằng hạt bắp.
Cách dùng: uống với nước nóng mỗi ngày 10g – 20g.
Bài thuốc số 6:
- Sinh địa: 12g
- Xuyên khung: 8g
- Địa cốt bì: 8g
- Huyền sâm: 8g
- Cỏ nhọ nồi: 8g
- Ngưu tất: 8g
- Đan sâm: 8g
- Ích mẫu 16g
Cách dùng: Sắc các vị thuốc trên với 3 bát nước, đến khi rút còn 1 bát.
Liều dùng: Mỗi ngày uống 100 – 200ml.
Bài thuốc số 7:
- Sinh địa: 16g
- Huyền sâm: 12g
- Sa sâm: 12g
- Rễ cỏ gianh: 12g
- Rễ cây rau khởi: 12g
- Ích mẫu: 16 g
Cách dùng: Sắc các vị thuốc trên với 3 bát nước, đến khi rút còn 1 bát.
Liều dùng: Mỗi ngày uống 100 – 200ml
Xem thêm: Cách làm đều kinh nguyệt hiệu quả và đơn giản ngay tại nhà
Hy vọng với những thông tin bài viết chia sẻ về các vị thuốc nam điều hòa kinh nguyệt sẽ giúp chị em nhanh chóng xử lý dứt điểm tình trạng rối loạn kinh nguyệt để có một sức khỏe tốt và ổn định.
Nhà thuốc Lương y Nguyễn Thị Thái chuyên điều trị các bệnh về rối loạn kinh nguyệt, điều hòa kinh nguyệt bằng các loại cao thuốc nam cao điều hòa kinh nguyệt đảm bảo an toàn cho chị em phụ nữ. Sản phẩm hỗ trợ thông kinh hoạt lạc, tăng khả năng lưu thông máu ở tử cung, giảm huyết ứ. Từ đó giúp kinh nguyệt chị em có màu đẹp và đều hơn, hạn chế cơ co thắt ở tử cung cũng như giảm đau bụng kinh đáng kể. Để biết thêm thông tin chi tiết về các loại cao thuốc nam điều hòa kinh nguyệt, bạn hãy liên hệ với nhà thuốc qua hotline 0844481888 – 0842221028.
🛍️ NHỮNG BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN CỦA NHÀ THUỐC NAM LƯƠNG Y NGUYỄN THỊ THÁI:
- Cao Dưỡng Tâm Định Thần
- Cao Điều Hòa Kinh Nguyệt
- Cao Hỗ trợ Điều Trị Tiểu Đường
- Cao Nội Tiết Tố Nữ, Đẹp da
- Cao Mất Ngủ, Rối Loạn Tiền Đình
- Cao Điều Trị Hen Suyễn
- Cao Điều Trị bệnh Xương Khớp
- Cao Hỗ Trợ Tiền Liệt Tuyến