Sử dụng những cây thuốc nam quý hiếm để chữa bệnh đã được biết đến từ lâu và ngày càng trở nên phổ biến bởi trong các loại cây thuốc nam này có chứa nhiều thành phần quý hiếm và an toàn cho sức khỏe con người. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu Top 15 cây thuốc nam quý hiếm được ưa chuộng để chữa bệnh tốt nhất mà bạn có thể tham khảo.

Tác dụng của các cây thuốc nam quý ra sao?
Cây thuốc nam đem lại nhiều lợi ích trong việc nâng cao thể trạng, làm đẹp và hỗ trợ chữa bệnh, đặc biệt là đối với bệnh lý mãn tính. Bên cạnh đó, nhiều cây thuốc nam còn được sử dụng để làm gia vị cho các món ăn. Dưới đây là một số tác dụng chính của những cây thuốc nam quý hiếm:
- Hỗ trợ điều trị bệnh lý nội tạng: Một số cây thuốc nam như cà gai leo, hà thủ ô đỏ giúp bảo vệ và hỗ trợ cải thiện chức năng của các cơ quan như gan, thận, và hệ tiêu hóa. Ngoài ra, chúng còn giúp giảm viêm, giải độc rượu và duy trì chức năng gan, thận, tim mạch.
- Cải thiện tuần hoàn máu: Một số cây thuốc đen sâm, tam thất có khả năng tăng khả năng lưu thông máu, hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến huyết áp, giảm mỡ máu, cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh về huyết áp cao, đột quỵ.
- Giảm đau và kháng viêm: Những cây thuốc nam quý hiếm được biết đến nhờ mang lại tác dụng giảm đau hiệu quả, nhất là trong điều trị bệnh viêm nhiễm, viêm khớp và các bệnh lý liên quan tới cơ xương khớp, giúp giảm sưng tấy, đau nhức và cải thiện sự dẻo dai trong cơ thể.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Với các dưỡng chất tự nhiên, những cây thuốc nam quý hiếm như sâm Ngọc Linh, ba kích giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe và chống lại các bệnh tật, vi khuẩn và virus.
- Hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa: Một số cây thuốc nam như mã đề, mật gấu giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, viêm loét dạ dày. Ngoài ra, chúng còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giải độc cơ thể.
- Làm đẹp và chống lão hóa: Ngoài những tác dụng trên, nhiều cây thuốc nam còn có công dụng làm đẹp, chống lão hóa, làm đen tóc. Trong các loại cây thuốc nam có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết để tái tạo tế bào và nuôi dưỡng làn da từ bên trong.
- Cải thiện sức khỏe sinh sản: Những cây thuốc nam quý hiếm như sâm cau và ngọc cẩu giúp điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ, tăng cường sinh lý nam và hỗ trợ điều trị những vấn đề liên quan đến sinh sản như vô sinh, hiếm muộn.
Xem thêm: Cách phân biệt thuốc nam và thuốc bắc như thế nào?

Cách bào chế để phát huy tối đa tác dụng của thuốc nam
Để phát huy tối đa hiệu quả của thuốc nam, việc bào chế đóng vai trò rất quan trọng. Bởi cách bào chế thuốc nam đúng cách không chỉ giúp giữ lại các dược chất trong cây thuốc mà còn mang lại hiệu quả khi điều trị. Dưới đây là các phương pháp phổ biến để bào chế thuốc nam tốt nhất.
1. Sắc thuốc (nấu thuốc)
Đối với phương pháp bào chế thuốc nam bằng cách sắc thuốc, trước tiên bạn cần làm sạch các thảo dược, cắt nhỏ hoặc giã nát rồi cho vào nồi nước đun sôi. Thông thường, thời gian sắc thuốc sẽ dao động từ 20 – 30 phút đối với các loại thuốc dễ tan hoặc lâu hơn khoảng 1 – 2 giờ đối với loại thuốc cứng và dày như rễ cây.
Việc áp dụng phương pháp sắc thuốc giúp chiết xuất tối đa các dược chất có trong cây thuốc và loại bỏ tạp chất. Đây là cách thực hiện phổ biến để điều trị các bệnh lý viêm nhiễm, tiêu hóa và tăng cường miễn dịch.
Ngâm rượu
Các thảo dược như rễ hoặc thân cây sẽ được rửa sạch, thái nhỏ và ngâm trong rượu (rượu nếp hoặc rượu trắng) trong thời gian từ 1 – 3 tháng. Sau thời gian này, rượu thuốc sẽ lấy ra dùng uống hoặc xoa bóp đều được.
Bào chế những cây thuốc nam quý hiếm bằng cách ngâm rượu sẽ giúp chiết xuất các chất có tác dụng chống viêm, giảm đau và tăng khả năng tuần hoàn máu. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả để điều trị xương khớp, đau nhức và hỗ trợ tiêu hóa.
Nghiền thành bột
Sau khi thu hoạch, các bộ phận của cây thuốc như rễ, lá, thân sẽ được sấy khô sau đó nghiền thành bột mịn. Bột thuốc nam có thể dùng trực tiếp hoặc pha với nước ấm để uống tùy thích.
Phương pháp nghiền thành bột giúp bảo quản lâu dài các dược chất có trong cây thuốc, đồng thời dễ dàng chia đều sử dụng. Các loại bột thuốc nam được dùng để điều trị bệnh lý như bệnh gan, thận hoặc hỗ trợ làm đẹp.
Đọc thêm: Uống Thuốc Nam Nhiều Có Tốt Không? Tác Dụng & Tác Hại Cần Biết
Top 15 những cây thuốc nam quý nhất
Sử dụng thuốc nam để điều trị bệnh đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống của người Việt. Dưới đây là gợi ý top 15 những cây thuốc nam quý hiếm được ưa chuộng sử dụng nhất hiện nay.
1. Cây cà gai leo – Một trong những cây thuốc nam quý hiếm
Cà gai leo là loài cây thân leo có nhiều gai cong, lá hình bầu dục được là loại cây quý hiếm trong y học cổ truyền, nổi tiếng với công dụng thanh lọc giải độc cho cơ thể, hỗ trợ điều trị viêm gan B, cải thiện chức năng gan, chữa đau nhức xương khớp và chướng bụng.
Cách bào chế và sử dụng: Nguyên liệu từ rễ, thân hoặc cả cây đem phơi khô và sắc nước uống. Mỗi ngày, dùng khoảng từ 30-50g cà gai leo, đem đun cùng 1 lít nước, bạn có thể uống nước cà gai leo thay nước lọc hàng ngày. Ngoài ra, có thể kết hợp cà gai leo với các vị thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị.
Tuy nhiên cần lưu ý không nên dùng quá liều hoặc trong thời gian dài bởi nó có thể gây tổn thương dạ dày. Đặc biệt với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ cần thận trọng khi dùng.

2. Hà thủ ô đỏ
Hà thủ ô đỏ là cây dây leo có rễ củ hình thù đặc biệt, vỏ ngoài cây có màu nâu đỏ và thịt màu đỏ nhạt. Đây là một trong những cây thuốc nam quý hiếm được sử dụng phổ biến trong Đông y nhờ có tác dụng trẻ hóa làn da, giảm rụng tóc và hỗ trợ điều trị bệnh về gan, thận. Ngoài ra, uống hà thủ ô đỏ còn giúp kéo dài tuổi thọ và tăng sức khỏe cho cơ thể.
Cách bào chế và sử dụng: Rễ củ hà thủ ô đỏ được thái lát, phơi khô và chế biến thành dạng cao để đem ngâm rượu hoặc sắc nước. Mỗi lần sắc, bạn có thể sử dụng khoảng 10-20g hà thủ ô, nấu với nước trong vòng 30 phút, chia làm 2-3 lần uống/ngày.
Lưu ý: Việc sử dụng hà thủ ô có thể gây tác dụng phụ như đầy bụng, tiêu chảy nếu không được nấu đúng cách. Ngoài ra, không sử dụng cho những người bị tiêu chảy mãn tính và viêm dạ dày.
Xem thêm: Tổng hợp 10 loại cây thuốc nam bổ thận tráng dương hiệu quả, an toàn
3. Cây mã đề
Cây mã đề là loại cây có lá mọc sát đất, hoa mọc thành bông dài và hạt nhỏ. Không chỉ dùng trong nấu ăn, cây mã đề còn là một vị thảo dược vô cùng tuyệt vời, giúp lợi tiểu, mát gan, thanh nhiệt, giảm viêm nhiễm, giảm ho, ổn định huyết áp và chữa lành vết thương bằng cơ chế hút thải độc.
Cách bào chế và sử dụng: Lá mã đề tươi có thể dùng nấu canh ăn hàng ngày hoặc phơi khô sắc nước uống. Hạt mã đề được dùng trong các bài thuốc Đông y, nhất là trị sỏi thận và viêm bàng quang. Mỗi ngày, bạn có thể sắc khoảng 20g lá hoặc hạt mã đề với 500ml nước uống.
Xem thêm: Những cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp an toàn và hiệu quả

4. Cây mật gấu
Cây mật gấu thuộc họ cúc có lá dài và vị đắng đặc trưng. Đây là một trong những cây thuốc nam quý hiếm nổi tiếng giúp điều trị đau nhức xương khớp, rối loạn tiêu hóa, giải độc gan và làm giảm cholesterol máu. Bên cạnh đó, nó còn được dùng để giảm đau xương khớp, chữa bệnh béo phì, bệnh gút và điều trị tiểu đường.
Cách bào chế và sử dụng: Lá mật gấu tươi đem giã nát, lấy nước uống trực tiếp hoặc có thể phơi khô để sắc nước. Một cách phổ biến khác được nhiều người áp dụng đó là ngâm rượu với thân cây hoặc lá để dùng dần.
Xem thêm: Bài Thuốc Chữa U Xơ Tử Cung Bằng Đông Y Hiệu Quả Tại Nhà
5. Những cây thuốc nam quý hiếm: Đan sâm
Đan sâm là một trong những cây thuốc nam quý hiếm có rễ màu đỏ đặc trưng, giúp cải thiện tuần hoàn máu, dưỡng huyết an thai, phá túc huyết, hỗ trợ điều trị các chứng đau bụng kinh ở nữ giới. Ngoài ra, đan sâm còn có tác dụng an thần, làm mát cơ thể và giảm căng thẳng rất tốt.
Cách bào chế và sử dụng: Rễ cây phơi khô, sắc nước uống hoặc kết hợp với thảo dược khác đều được. Liều dùng là 5-10g/ngày.
6. Tam thất
Tam thất là loại cây thân thảo, thuộc họ nhân sâm. Với tam thất, phần củ thường được sử dụng nhiều nhất bởi nó có chứa hoạt chất saponin, flavonoid và polysaccharide. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, tam thất có tính ấm nên được dùng để lưu thông khí huyết, cầm máu, giảm đau, hỗ trợ điều trị thiếu máu, giảm tình trạng tiểu đường. Ngoài ra, tam thất còn được sử dụng để chữa đau ngực, tích tụ chất béo trong máu, hỗ trợ điều trị ung thư.
Cách bào chế và sử dụng: Củ tam thất đem thái lát, phơi khô, nghiền thành bột hoặc có thể sử dụng tươi. Phổ biến nhất là sắc nước uống và chế biến dưới dạng viên nang.
7. Củ ráy gai
Chắc hẳn đa phần mọi người trong số chúng ta đều đã từng nghe ít nhất một lần trong đời với những tác dụng của củ ráy gai. Đây là loại củ mọc hoang ở vùng đồi núi, rễ củ màu vàng nhạt hoặc màu trắng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và hỗ trợ làm giảm viêm gan vàng da, viêm bàng quang, mỏi gối,
Cách bào chế và sử dụng: Củ ráy gai được xem như như một vị thuốc hiệu quả, do đó bạn có thể thái lát, phơi khô và sắc nước uống . Ngoài ra, củ tươi có thể nghiền nát, đắp lên những vùng da bị sưng viêm để hỗ trợ giảm đau.
Xem thêm: Top 8 cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng tốt cho sức khỏe

8. Trần bì
Trần bì là vỏ quýt phơi khô, được trồng ở khắp các miền của nước ta, đây là một vị thuốc phổ biến trong Đông y. Loại cây này có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, trị ho, làm giãn cơ trơn của dạ dày, ruột và làm ấm đường hô hấp. Ngoài ra, trần bì còn được sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, dị ứng, lợi mật và cải thiện chức năng gan.
Cách bào chế và sử dụng: Trần bì thường dùng để sắc nước uống hoặc kết hợp với thảo dược khác. Ngoài ra, có thể nghiền thành bột để pha trà.
9. Bách bệnh
Cây bách bệnh còn được gọi là cây bá bệnh, cây mật nhân hoặc hậu phác, là những cây thuốc nam quý hiếm giúp tăng cường sinh lực, chữa đầy bụng tiêu chảy, giải độc do uống nhiều rượu. Trong Đông y, bách bệnh được sử dụng để bồi bổ khí huyết, hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể, rối loạn cương dương và các bệnh về gan.
Cách bào chế và sử dụng: Rễ cây bách bệnh được dùng để ngâm rượu hoặc sắc nước uống. Bên cạnh đó, chiết xuất bách bệnh còn được sản xuất dưới dạng viên nang.
Xem thêm: Gợi ý những cây thuốc nam chữa yếu sinh lý cho nam giới an toàn, hiệu quả
10. Actiso
Actiso là cây thân thảo có lá to và hoa màu tím, được trồng nhiều nhất ở Đà Lạt, Sapa, Tam đảo. Ngoài việc dùng để ăn thì lá, hoa và thân cây còn dùng làm thuốc thông tiểu tiện, mát gan, lợi mật, giải độc và hỗ trợ điều trị bệnh về gan như viêm gan, gan nhiễm mỡ và viêm thận cấp tính.
Cách bào chế và sử dụng: Lá tươi và khô được dùng để làm thuốc sắc hoặc cao lỏng. Ngoài ra, có thể bào chế thành cao mềm hoặc khô để chế thuốc viên, thuốc tiêm dưới da hoặc mạch máu.

11. Sâm ngọc linh
Sâm Ngọc Linh là một trong những cây thuốc nam quý hiếm, chỉ mọc ở khu vực miền Trung Việt Nam. Đây được xem là “thần dược” giúp tăng cường chức năng sinh lý, bổ thận tráng dương, chống lão hóa, giảm căng thẳng và hỗ trợ điều trị ung thư.
Cách bào chế và sử dụng: Sâm Ngọc Linh thái lát, ngâm mật ong, hoặc dùng ngâm rượu rất tốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể sắc nước uống hoặc nhai trực tiếp.
Xem thêm: Mách bạn các loại cây thuốc nam chữa hen suyễn hiệu quả
12. Sâm cau
Sâm cau cũng nằm trong top 15 loại cây thuốc nam quý được sử dụng để tăng cường sinh lực nam giới, giúp điều trị vô sinh và một số bệnh liên quan tới hệ nội tiết. Ngoài ra, sâm cau còn có thể làm giảm đau nhức xương khớp và nâng cao sức khỏe cơ thể.
Cách bào chế và sử dụng: Rễ sâm cau được dùng để ngâm rượu hoặc sắc nước uống.
13. Ba kích
Ba kích là loại cây dây leo, có rễ củ dài và màu tím đặc trưng. Đây là một trong những vị thuốc nam quý, được đánh giá cao trong việc bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực nam giới. Ngoài ra, ba kích còn hỗ trợ điều trị đau lưng, mỏi gối, và cải thiện sức khỏe xương khớp.
Cách bào chế và sử dụng: Rễ ba kích được dùng ngâm rượu, sắc nước hoặc kết hợp với thảo dược khác để tăng hiệu quả điều trị.
14. Ngọc cẩu
Ngọc cẩu hay còn gọi là củ pín hoặc cây nấm ngọc cẩu, có hình dạng giống như búp hoa. Đây là một trong những cây thuốc nam quý hiếm có tác dụng bổ máu, tăng cường sinh lực, hỗ trợ điều trị yếu sinh lý và giúp làm chậm quá trình lão hóa.
Cách bào chế và sử dụng: Ngọc cẩu được dùng để ngâm rượu hoặc sắc nước uống để bồi bổ sức khỏe. Ngoài ra, ngọc cẩu còn được phơi khô và nghiền thành bột để dùng dần.

15. Hoàng liên chân gà
Hoàng liên chân gà là loại cây thân thảo, chủ yếu mọc ở vùng núi cao. Trong Đông y, loại cây được sử dụng để giải độc, thanh nhiệt, chữa đau dạ dày và hỗ trợ điều trị bệnh viêm nhiễm.
Cách bào chế và sử dụng: Thân và rễ hoàng liên đem phơi khô, sắc nước uống hoặc nghiền thành bột để pha uống với nước ấm.
🛍️ Khám phá: CÁC BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN KHÁC
Trên đây là chia sẻ của Lương y Nguyễn Thị Thái về những cây thuốc nam quý hiếm có tác dụng chữa bệnh ở Việt Nam. Đừng quên khi có nhu cầu tìm kiếm các sản phẩm hỗ trợ cao điều trị các bệnh xã hội hãy liên hệ Lương y Nguyễn Thị Thái để được tư vấn chi tiết nhé!
🛍️ Khám phá các bài thuốc nam gia truyền từ nhà thuốc nam Lương y Nguyễn Thị Thái Hà Giang:
- Cao Dưỡng Tâm Định Thần
- Cao Điều Hòa Kinh Nguyệt
- Cao Hỗ trợ Điều Trị Tiểu Đường
- Cao Nội Tiết Tố Nữ, Đẹp da
- Cao Mất Ngủ, Rối Loạn Tiền Đình
- Cao Điều Trị Hen Suyễn
- Cao Điều Trị bệnh Xương Khớp
- Cao Hỗ Trợ Tiền Liệt Tuyến