Hiện nay nhiều bà bầu có mong muốn sử dụng thuốc nam để giảm bớt các triệu chứng khó chịu trong thai kỳ. Tuy nhiên, lại lo ngại về sự an toàn của thuốc nam với thai nhi. Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp mẹ bầu giải đáp băn khoăn uống thuốc nam có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Uống thuốc nam có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Theo Lương y Nguyễn Thị Thái – người thầy thuốc có nhiều kinh nghiệm trong việc chuyên dùng thuốc nam trong điều trị bệnh cho biết: có một số vị thuốc nam như thục địa, trần bì, hòa sơn, hương phụ, tục đoạn,… vừa có tác dụng bổ huyết, vừa có tác dụng an thai rất tốt cho mẹ bầu. Đặc biệt với những chị em có tiền sử thai lưu, sảy thai nếu dùng thuốc nam đúng cách sẽ giúp giữ thai an toàn, khỏe mạnh đến khi sinh đẻ. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những vị thuốc nam bà bầu nên tránh.

Như vậy, uống thuốc nam không ảnh hưởng đến thai nhi nếu bạn dùng đúng vị thuốc và đúng cách. Do đó, trước khi uống thuốc nam hay bất kỳ loại thuốc nào bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Đọc thêm: Đa Nang Buồng Trứng 2 Bên Có Thai Được Không? Giải Đáp Từ Chuyên Gia
Những vị thuốc nam có lợi cho mẹ bầu
Hiện nay, có rất nhiều mẹ bầu uống thuốc nam trong thời kỳ mang thai để nâng cao sức khỏe cho mẹ cũng như thai nhi trong suốt thai kỳ. Dưới đây là một số vị thuốc nam có lợi cho mẹ bầu.
Thục địa
Thục địa là vị thuốc được bào chế từ củ sinh địa khô. Theo đông y, thục địa có vị ngọt, tính ôn vào ba kinh tâm, can và thận. Tác dụng chính của thục địa là tư âm dưỡng huyết, thông thận, tráng thủy. Cho nên, vị thuốc thục địa được ứng dụng trong các bài thuốc chuyên trị các bệnh của phụ nữ như điều trị rối loạn kinh nguyệt, âm hư hay đau đầu, chóng mặt và thiếu máu,… Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai thục địa có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, giảm tình trạng hoa mắt chóng mặt do thiếu máu hay đau lưng trong các tam cá nguyệt.

Hoài Sơn
Hoài sơn là vị thuốc được bào chế từ củ mài. Thành phần hóa học của hoài sơn có nhiều tinh bột, chất mucin, allantoin, acid amin,… Theo y học cổ truyền, hoài sơn có vị ngọt, tính bình và vào bốn kinh tỳ, vị, phế thận.
Công dụng của hoài sơn là bổ hư ích thận nên cũng thường được sử dụng cho phụ nữ mang thai giúp bổ ngũ tạng, mạnh gân xương, cải thiện tình trạng suy nhược và kích thích tiêu hóa. Đặc biệt, với những mẹ bầu đang trải qua cơn ốm nghén hay các vấn đề về tiêu hóa thường gặp.
Mẹ bầu có thể dùng hoài sơn tươi để nấu cháo hoặc đã qua bào chế phơi khô để tán cùng các vị thuốc nam khác.
Xem thêm: Trứng lép có thụ thai được không? Giải đáp chi tiết nhất

Hương phụ
Hương phụ hay còn gọi là cỏ cú, củ gấu có vị cay đắng và ngọt nhẹ. Từ lâu, hương phụ được biết đến là vị thuốc nam có tác dụng hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, chữa các chứng trong thai sản, tiêu thực và giảm đau.
Đối với phụ nữ mang thai, hương phụ có tác dụng giảm tình trạng buồn nôn do ốm nghén, đồng thời cải thiện tình trạng khó chịu trong các giai đoạn của thai kỳ. Tuy nhiên, khi sử dụng hương phụ cho bà bầu cần có sự hướng dẫn từ bác sỹ có chuyên môn bởi nếu dùng hương phụ không đúng liều lượng sẽ gây tình trạng co thắt tử cung, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Tục đoạn
Từ lâu, tục đoạn hay còn gọi là sâm nam có tác dụng tốt đối với bà bầu trong trường hợp động thai hay thai khí không ổn định. Nếu trong quá trình mang thai, bà bầu gặp phải các triệu chứng như chảy máu hoặc đau bụng thì việc sử dụng tục đoạn có thể giúp cầm máu và ổn định thai khí. Để phát huy tối đa công năng an thai thì tục đoạn thường kết hợp cùng các vị thuốc khác.
Ngoài ra, vị thuốc này còn có tác dụng lợi sữa cho nên sau sinh mà mẹ ít sữa thì có thể tham khảo để sử dụng.
Xem thêm: Top 15 Những cây thuốc nam quý hiếm dùng để chữa bệnh

Trần bì
Theo y học hiện đại, trần bị (vỏ quả quýt) có chứa 3,8% tinh dầu khi còn tươi, Vitamin A và B. Theo y học cổ truyền, vỏ cam quýt có vị đắng, cay, tính ôn, đi vào phần khí của hai kinh vị và phế. Vị thuốc này chuyên trị khí xông lên ngực, nôn và ho, tiêu thực đồng thời trừ nhiệt đọng ở bàng quang.
Phụ nữ trong thời kỳ thai nghén dùng trần bì có tác dụng tiêu hóa tốt để tăng cảm giác thèm ăn, đặc biệt với những bà bầu bị ốm nghén nặng sẽ giúp giảm tình trạng buồn nôn, khó chịu.

Những loại thuốc Nam bà bầu tuyệt đối tránh
Bên cạnh những vị thuốc nam tốt cho bà bà thì cũng có một số loại thuốc ảnh hưởng đến thai nhi mà bà bầu cần tránh sau đây.
Lô hội
Lô hội thường được biết đến với nhiều công dụng làm đẹp và chữa bệnh. Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai, bà bầu cần phải thận trọng với sản phẩm này bởi thành phần hóa học của cây lô hội có khả năng kích thích co thắt tử cung, dễ dàng dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.
Đinh hương
Đinh hương được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực và y học dân gian, nhưng bà bầu cần lưu ý. Đinh hương có thể gây co thắt tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai. Do đó, bà bầu không nên dùng đinh hương trong suốt thời gian mang thai.
Rễ, gốc cây bông
Rễ và gốc cây bông, thường được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị các bệnh liên quan đến phụ khoa, lại là một trong những loại thuốc nam bà bầu tuyệt đối tránh. Bởi trong thành phần của vị thuốc này có chứa gossypol – chất gây co thắt tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.
Ngoài ra, gossypol còn có thể gây ra các vấn đề về tim mạch và hệ tiêu hóa cho thai nhi. Vì vậy, bà bầu cần tuyệt đối tránh sử dụng bất kỳ chế phẩm nào có chứa rễ hoặc gốc cây bông.
Xem thêm: Cách phòng tránh vô sinh ở nữ – Nguyên nhân và phòng tránh
Nhân sâm
Mặc dù nhân sâm có tác dụng tăng cường sức đề kháng và cải thiện chức năng của cơ thể, nhưng nó cũng chứa các hoạt chất có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với phụ nữ mang thai.
Nhân sâm có thể gây kích thích tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non. Ngoài ra, nhân sâm còn có thể gây ra các tác dụng phụ khác như mất ngủ, tăng huyết áp hoặc rối loạn tiêu hóa. Chính vì vậy, bà bầu nên tránh sử dụng nhân sâm trong thai kỳ, đặc biệt là trong những tháng đầu.
Rễ cây huyết dụ
Trong Đông y, rễ cây huyết được sử dụng để cầm máu và chữa các bệnh về đường tiêu hóa. Thành phần hóa của của rễ cây huyết dụ có chứa các hoạt chất có thể gây co thắt tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non. Hơn nữa, một số thành phần trong rễ cây huyết dụ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.
Củ nghệ tây mùa thu
Củ nghệ tây mùa thu là vị thuốc nam thường được trồng để lấy gia vị và nhuộm màu, chứa một lượng lớn chất colchicine. Colchicine có thể gây ra các tác động tiêu cực đến quá trình phát triển của thai nhi, bao gồm cả nguy cơ gây dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, colchicine còn có thể gây ra các biến chứng như rối loạn tiêu hóa, suy gan, suy thận. Chính vì những lý do trên, củ nghệ tây mùa thu là một trong những loại thuốc nam bà bầu tuyệt đối tránh.

Ngoài những loại thảo dược đã nêu trên, còn có nhiều loại khác như hoàng liên gai, húng quế, cây lưỡi mèo,… cũng cần tránh. Những thảo dược này đều có thể gây ra các ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe của bà bầu và sự phát triển của thai nhi.
Như vậy, uống thuốc nam có ảnh hưởng đến thai nhi không thì trong quá trình mang thai bà bầu vẫn có uống thuốc nam nhưng cần có sự tham vấn từ bác sỹ, lương y có kinh nghiệm. Việc mang thai là một hành trình thiêng liêng và tuyệt vời nhưng cũng đầy thử thách, cho nên mẹ bầu cần cân nhắc cẩn thận trước khi sử dụng bất kỳ vị thuốc nào.
Xem thêm: Tổng hợp bài thuốc Lương y Nguyễn Thị Thái chữa vô sinh
Khi mẹ bầu muốn an thai bằng các thảo dược tự nhiên thì hãy liên hệ tới nhà thuốc nam gia truyền Lương y Nguyễn Thị Thái – với nhiều năm kinh nghiệm chữa vô sinh hiếm muộn và các loại cao hỗ trợ an thai bằng thuốc nam.
🛍️ Tham khảo: VÔ SINH HIẾM MUỘN NỮ